- Thành phần (g/100g):
+ Chất đạm (Protein): g
+ Tinh bột (Gluxit): g
- Đặc tính:
+ Hương vị tự nhiên, thơm nhiều
+ Dẻo mềm, săn hạt, ngọt đậm ngon cơm
+ Cơm vẫn ngon sau khi để nguội
- Bảo quản:
+ Để nơi khô ráo và thoáng mát
+ Đậy kín sau khi mở bao, tránh côn trùng xâm nhập và mùi lạ.
- Cách nấu:
+ Đong gạo theo nhu cầu
+ Vo gạo vài lần bằng nước sạch
+ Chế nước theo tỉ lệ: 1 kg gạo / 1,1 lít nước
+ Không mở nắp nồi trong lúc nấu cho đến sau khi cơm sôi được 15 phút
- Đôi nét về Tám Hải Hậu:
Tám hải hâu ai từng ăn thi không bao giờ quên được
Nam định nổi tiếng là đất của hội hè, chùa, phủ và có nhiều đặc sản từ nông nghiệp. Một trong số những sản vật nổi tiếng đó là gạo tám xoan Hải Hậu.
Hải hậu quê tôi nằm ở vùng trũng ven biển, có con sông lớn Ninh Cơ quanh năm bồi đắp phù sa với những cánh đồng rộng thẳng cánh có bay, những bài bồi ngút màu xanh của hoa màu, cây cối. Đặc điểm đồng ruộng của Hải Hậu là luôn săm sắp nước, rất phù hợp, thuận tiện với việc cấy trồng. Cũng vì vậy, nơi đây là nguồn cội của nhiều loại gạo ngon của miền Bắc.
Gạo tám Hải Hậu có hương thơm của những chắt chiu hôm sớm ngoài đồng, có vị ngậy, dẻo, mềm và đặc biệt, màu gạo khi thành cơm trắng nõn nà, chỉ nhìn thôi đã muốn ăn rồi.
Mỗi buổi sớm, người nông dân ở Hải Hậu đều ăn cơm như một bữa chính, đó là thói quen phù hợp với nếp sống nông nghiệp nông thôn: ăn no buổi sáng để ra đồng làm việc. Một nồi cơm tám, một chút mắm tép, một mớ rau luộc, thế là no cả buổi làm.
Cơm tám dù ăn nóng hay ăn nguội cũng đều rất ngon miệng. Cơm nóng ăn với cá kho khô là nhất. Nhà nghèo ăn cơm tám với muối vừng, ăn mãi cũng không chán. Điều đặc biệt của cơm tám là rất dẻo, thơm, nên để lâu cũng không bị khô hay mất đi hương vị vốn có, vì vậy người nông dân có thể ăn cơm bất cứ khi nào đói.
Gạo tám Hải Hậu được trồng nhiều và ngon nhất vẫn là ở các xã Hải Toàn, Hải Giang, Hải Phong, Hải An, Hải Ninh. Đó là món quà quê hương đáng quý mà mỗi người dân Hải Hậu đều lấy làm tự hào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét